Việt Nam kẻ lằn ranh cho chính sách trên biển

Việt Nam là quốc gia có lịch sử gắn liền với những cuộc đấu tranh chống xâm lược, do đó, phòng thủ luôn là mối quan tâm hàng đầu. Hiện nay, trong bối cảnh xuất hiện ngày càng nhiều các chiến lược cạnh tranh, cũng như sự trỗi dậy của một Trung Quốc ngang ngược, Việt Nam cần phải thay đổi chính sách quốc phòng của mình.

Sách Trắng Quốc Phòng được công bố mới đây – tháng 11 năm 2019, không cung cấp chi tiết về những sự thay đổi đối với cơ cấu, tổ chức của lực lượng quân đội, mà chỉ đề cập đến sự điều chỉnh đối với ngân sách quốc phòng tính theo phần trăm GDP. Tuy nhiên, Sách Trắng đề cập chi tiết về nội dung chiến lược, và tán thành các đối sách quốc gia đối với việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Bao gồm, các yếu tố của nguyên tắc chiến lược dựa trên các trụ cột là tự lực, tự cường, và giải quyết mọi tranh chấp một cách hoà bình.

Nhiều nguyên tắc được tái khẳng định trong Sách Trắng, bao gồm cụm từ ‘ba không’. Đó là không có đồng minh quân sự; không cho phép đặt căn cứ quân sự nước ngoài tại Việt nam, không cho phép sử dụng lãnh thổ Việt Nam cho các hoạt động quân sự nước ngoài; và không đứng về một bên để chống lại bên kia. Mặc dù gắn chặt với chính sách không lệ thuộc vào nước ngoài, tuy nhiên Sách Trắng nhấn mạnh một tuyên bố quan trọng rằng: tất cả mọi hình thức phòng thủ đều có thể được cân nhắc khi chủ quyền quốc gia bị xâm phạm. Bên cạnh đó, thông qua Sách Trắng, Việt Nam cũng thể hiện rõ ràng hơn sự chân thành của mình đối với tiến trình hội nhập quốc tế. Nhấn mạnh rằng, Việt Nam tôn trọng và luôn mong muốn áp dụng các nguyên tắc pháp lý quốc tế về hàng hải để giải quyết tranh chấp, như là một biện pháp quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích của Việt nam, cũng như vai trò quốc tế của Việt Nam trong ba thế kỉ vừa qua, kể từ khi Việt Nam tiến hành cải cách và thúc đẩy nền kinh tế phát triển từ năm 1986.

Sách Trắng Quốc phòng của Việt Nam tiếp cận tình hình thế giới, đó là sự phát triển nhanh chóng đến trật tự đa cực, nơi mà mọi quốc gia đều phải ‘điều chỉnh chiến lược nhằm đặt lợi ích quốc gia lên hàng đầu’. Đối với khu vực Thái Bình Dương, bao gồm khu vực Đông Nam Á sẽ ‘tiếp tục là trung tâm cho sự phát triển năng động và chiếm một vị trí địa kinh tế, địa chính trị và địa chiến lược ngày càng quan trọng’.

Tuy nhiên, đây cũng là khu vực đấu trường cho các quốc gia lớn. Sách Trắng đặc biệt nêu tên một số sáng kiến, bao gồm: Sáng kiến Một Vành Đai, Một Con Đường của Trung Quốc; Sáng kiến Ấn Độ – Thái Bình Dương Tự do và Mở của Hoa Kỳ; và Chính sách Ấn độ hướng đông. Trong số các yếu tố gây bất ổn, đe doạ sự ổn định, hoà bình và thịnh vượng của khu vực chính là các tranh chấp trên biển Nam Trung Hoa – được Việt Nam gọi là Biển Đông. Sách Trắng năm 2019, hay cũng như trong các thông cáo khác của Việt Nam, luôn luôn tránh gọi tên quốc gia gây căng thẳng. Tuy vậy, so với bản năm 2009 thì sự thể hiện đã rõ ràng hơn khi tuyên bố rằng các thách thức ngày càng tệ hơn trong vòng hơn một thập kỉ qua:

‘Những sự phát triển mới ở Biển Đông, bao gồm các hành động đơn phương, sử dụng sức mạnh cưỡng chế, vi phạm pháp luật quốc tế, quân sự hoá, thay đổi hiện trạng ổn định, và xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam được quy định theo luật pháp quốc tế đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của các quốc gia. Tạo nên sự lo lắng và đe doạ đến nền hoà bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không của khu vực’.

Việt Nam luôn đứng đầu trước những thách thức từ Trung Quốc ở Biển Đông, từ đe doạ của việc quân sự hoá các đảo nhân tạo, cho đến việc thử nghiệm khả năng của các cơ sở hạ tầng ngày càng nhằm vào mục tiêu gây căng thẳng. Trong vài năm qua, các hoạt động kinh tế của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa đã là đối tượng cho những thách thức dài hạn của Bắc Kinh, dẫn đến việc rút lui của một số dự án khai thác dầu khí, bao gồm cả yêu cầu rút lui đối với Repsol năm 2017, và cả những cuộc đối đầu gần đây tại Bãi Tư Chính.

Sách Trắng nhấn mạnh rằng, Việt Nam là một quốc gia ven biển. Do đó, Việt Nam luôn đề cao cảnh giác để bảo vệ sự an toàn trên biển, và nhấn mạnh rằng Việt Nam tôn trọng tự do hàng hải và hàng không, tự do thương mại và các hoạt động khai thác kinh tế một các hoà bình dựa trên quy định của luật pháp quốc tế.

Một phần quan trọng khác của Sách Trắng tuyên bố rằng: ‘Việt Nam không chấp nhận sự kết hợp phòng thủ dựa trên áp lực hay bất cứ điều kiện cưỡng chế nào’. Điều này thể hiện sự từ chối rõ ràng đối với bất cứ mối quan hệ bất bình đẳng nào, và khẳng định quyền tự chủ trong các quyết định liên quan đến mối quan hệ quốc phòng và lợi ích an ninh. Mặc dù vậy, Việt Nam vẫn luôn chào đón các mối quan hệ hợp tác thân thiện. Sách Trắng cũng khẳng định thiện chí của Việt Nam trong việc phối hợp bảo vệ biên giới, cả trên biển và trên đất liền. Các hoạt động có thể bao gồm kết hợp tuần tra, trao đổi – một vấn đề đặc biệt quan trọng do các căng thẳng tranh chấp trên biển, và những đe doạ đối với chủ quyền của Việt nam thông qua việc Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi tháng 7. Đây cũng chính là sự ngầm ám chỉ rằng, Việt Nam phản đối các tuyên bố yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông, khi mà họ cố gắng định hình khung giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp song phương, và từ chối các dàn xếp đa phương với sự tham gia của bên thứ ba, như Hoa Kỳ.

Sách Trắng phiên bản năm 2019 đề cập chi tiết hơn tính chất leo thang của các mối đe doạ ở Biển Đông so với các phiên bản khác trong quá khứ, đồng thời thể hiển quan điểm của Hà Nội đối với tình hình hiện tại. Hà Nội ủng hộ việc đi qua vô hại trên biển, phù hợp với nguyên tắc được áp dụng thường xuyên bởi Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh nhằm đảm bảo quyền tự do hàng hải, cũng như đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải và hàng không trên Biển Đông.

Đây là một trong những hình thức ủng hộ mạnh mẽ nhất mà Việt Nam thể hiện, đặc biệt quan trọng trong bối cảnh các bên tranh chấp khác ở khu vực Đông Nam Á đang có xu hướng xem nhẹ hình thức này như là biện pháp bảo đảm tự do hàng hải. Sách Trắng của Việt Nam cũng kêu gọi các bên không có thêm những hành động nhằm làm phức tạp thêm tình hình, hoặc mở rộng tranh chấp. Đồng thời tránh quân sự hoá, đe doạ hoặc sử dụng vũ lực. Việt Nam rõ ràng có lí do để lo lắng đối với các vùng biển tranh chấp, khi mà năng lực quân sự của Trung Quốc là rất hữu hình.

Một đoạn quan trọng của Sách Trắng nói rằng: ‘Việt Nam chào đón các tàu hải quân, tàu tuần tra, bảo vệ bờ biển, và các tổ chức quốc tế thực hiện các chuyến thăm viếng bình thường, hoặc dừng lại tại cảng của Việt Nam để sửa chữa, bổ sung hậu cần, hoặc tiếp nhiên liệu kĩ thuật’. Điều này có vẻ như Việt Nam đã thẳng thắn từ chối một vài đề nghị của Trung Quốc nhằm hạn chế sự tham gia của các yếu tố bên ngoài vào những dự án chung của các quốc gia trong khu vực. Đó cũng là điều mà Trung Quốc mong muốn được quy định trong bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (CoC) giữa Trung Quốc với ASEAN đang trong quá trình đàm phán, thoả thuận. Sách Trắng 2019 thể hiện một sự tách dời ngày càng gia tăng của Hà Nội đối với Bắc Kinh do các tranh chấp trên Biển Đông. Không những vậy, Sách Trắng 2019 còn truyền tải nhận thức của Hà Nội đối với những đe doạ hiển hình, và tuyên bố về thiện chí hợp tác của Việt Nam với tất cả các quốc gia, cũng như sự sẵn sàng để mở rộng các mối quan hệ quốc phòng, bất kể còn tồn tại những sự khác biệt về chính trị hay chênh lệch về kinh tế. Sách Trắng cũng đồng thời kẻ rõ lằn ranh đỏ – đó là chủ quyền quốc gia – và tái khẳng định lịch sử hào hùng đánh đuổi ngoại xâm – một thông điệp rất rõ ràng đến những quốc gia có ý định xâm lăng, và tái khẳng định mạnh mẽ sự xác quyết của Việt Nam nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia và các quyền kinh tế ven biển.

Nguồn: ‘Vietnam Draws Lines in the Sea‘ by Huong Thu Le

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s