Bắc Kinh không nên đối xử với Việt nam như cách họ đối xử với Phillipines liên quan đến những tranh chấp ở Biển Đông. Đó không phải là cách hiệu quả và nó cũng không giúp cho tình hình hội nhập kinh tế khu vực nói chung.
Thật ra Việt Nam không hề xem Trung Quốc là bạn giống như cách mà Tổng thống Duterte của Phillipines thể hiện. Thông điệp được Hà Nội phát đi tuần này qua sự triển khai lực lượng nhằm chống lại các tàu của Trung quốc đi vào hoạt động ở những vùng lãnh thổ có tranh chấp.
Trong những năm gần đây, Bắc Kinh đã có những chiến thắng ngoại giao ấn tượng thông qua việc đưa Phillipines từ kẻ đối đầu thành người bạn bình thường, cũng như sự tăng cường các kế hoạch để biến Biển Đông thành biển nhà của mình.
Quay trở lại thời điểm tháng tư năm 2018, sau những lời đường mật của Trung Quốc về tình bạn thân thiết, tổng thống Duterte đã thay đổi 180 độ thái độ của mình về việc khẳng định chủ quyền của Phillipines tại các vùng đảo tranh chấp. Một năm trước đó Phillipines cùng những đồng minh thân cận, bao gồm U.S đã giành được phán quyết có lợi từ Toà Trọng tài Quốc tế, tuyên bố rằng Trung Quốc không có thẩm quyền lịch sử trên các vùng biển của Biển Đông. Tuy vậy, tổng thống Duterte đã không mạnh mẽ yêu cầu phán quyết được thực thi. Thay vào đó, ông ta đường như đã phe cùng Bắc Kinh trong các tranh chấp và tìm kiếm sự thoái lui trong mối quan hệ đồng minh với Hoa Kì.
Mặc dù phải đối đầu với nhiều sự khiêu khích ngay trong lãnh thổ của mình, nhưng Phillipines đã thể hiện sự lưỡng lự trong việc đối đầu với Trung Quốc. Điều này có lẽ do tổng thống Duterte nuôi niềm hi vọng rằng trở nên thân thiện với Trung Quốc sẽ mang lại hoà bình ở khu vực, và nguồn đầu tư từ Trung Quốc sẽ đổ vào thị trường Phillipines. Tuy nhiên Phillipines đang phải trả giá cho những quyết định này.
Gần đây Bắc Kinh đang nỗ lực xử lý mối quan hệ căng thẳng với Việt Nam bằng ngón đòn đã dành cho Phillipines. Tuần này Chủ tich nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiếp Chủ tich Quốc Hội Việt Nam, bà Nguyễn Thị Kim Ngân và ‘kêu gọi hai nước cần tiếp tục thúc đẩy tình bạn hữu nghị, cũng như mở rộng sự hợp tác nhằm đưa mối quan hệ song phương lên một tầm cao mới’, theo thông tin từ tờ Global Times.
Tờ báo này cũng thông tin thêm rằng, đối với các tranh chấp trên Biển Đông, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh quan điểm rằng ‘cả hai bên nên cư xử đúng mực trên cơ sở tôn trọng lợi ích của hai quốc gia cũng như đối với người dân của hai nước’, ‘thật tâm thực thi các đồng thuận đã đạt được từ hai đảng, hai nhà nước, nhằm đảm bảo hoà bình và ổn định trên biển’.
Cụm từ ‘người hàng xóm thân thiện’ đã không được dùng cho Việt Nam, trong khi đó là cụm từ thân quen được Tập Cận Bình sử dụng đối với Phillipines trong suốt chuyến thăm Manila năm 2018, ông nói trong một bài xã luận đăng trên tờ Global Times ‘là những người hàng xóm thân thiện trong vùng biển, Trung Quốc và Phillipines chia sẻ sự gần gũi về địa lý cũng như một mối quan hệ bền chặt giữa hai dân tộc, hai nền văn hoá’.
Ngược lại với Phillipines, Việt Nam phản đối kế sách biến Biển Đông thành biển nhà của Trung Quốc, đồng thời tuyên bố chủ quyền với những phần biển cụ thể và kiên quyết triển khai lực lượng bảo vệ đến từng centimet mặt nước. Điều này đã được thể hiện cụ thể trong cuộc đối đầu trên biển những ngày vừa qua.
Cùng với đó, Việt Nam đang mạnh mẽ thúc đẩy việc thông qua bộ quy tắc ứng xử CoC nhằm chống lại những hoạt động phi pháp của Trung Quốc đang diễn ra trên Biển Đông. Ví dụ như việc xây dựng các đảo nhân tạo, phong toả và lắp đặt các vũ khí tấn công cũng như các vùng nhận diện phòng không.
Thật khó để nhận định về lập trường cứng rắn của Việt Nam liệu có mang đến một hồi kết trong hoà bình. Tuy nhiên, có một điều rõ ràng là tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ làm yếu đi quá trình hội nhập kinh tế trong khu vực, cũng như làm tăng thêm nỗi lo sợ đối với những nhà đầu tư.
Nguồn: ‘South China Sea: Bejing Shouldn’t Treat Vietnam Like Philippines‘