Trung Quốc hiện nay vẫn được biết đến là một quốc gia độc tài đảng trị, sở hữu bộ máy tuyên truyền lớn nhất thế giới, bao gồm tất cả các thể loại báo, đài, phim ảnh dải khắp năm châu. Với bộ máy tuyên truyền thuộc dạng “hàng khủng” như vậy, Trung Quốc đã dễ dàng áp đặt góc nhìn của thế giới về mọi câu chuyện mà Trung Quốc muốn kể, từ các thể lại tuyên truyền về đường lưỡi bò phi pháp ở biển Đông cho đến gần đây là cuộc chiến chống dịch corona.
Trung Quốc chơi “trò con bò” như nào?
Để chỉ ra việc Trung Quốc hiện nay đang ra sức tuyên truyền nhằm định hướng dư luận thế giới về cuộc chiến chống dịch tại Trung Quốc, và vai trò vĩ đại của Trung Quốc trong việc cả thế giới chống dịch. Tờ NYT đã tiến hành nghiên cứu hàng nghìn tweets của các hãng truyền thông nhà nước, nhân viên ngoại giao và nhân viên nhà nước khác của Trung Quốc (nhóm tuyên truyền cấp 1). Nghiên cứu này chỉ ra rằng, có một mệnh lệnh nào đó đã được đưa xuống để tất cả các đơn vị tuyên truyền cấp 1 cùng truyền tải những thông điệp nhất định tại một thời điểm. Dựa trên các tweet của nhóm tuyên truyền cấp 1, NYT nhận thấy có ba thông điệp chính mà Trung Quốc muốn thế giới phải “hiểu theo cách nói của Trung Quốc”, đó là: (i) ở Trung Quốc, người dân luôn lạc quan và trọn niềm tin yêu đối với đảng và chính phủ (vậy nên, tất cả các bài đăng than vãn – phàn nàn về chính sách của nhà nước đều được nhanh chóng biến mất không một chút dấu vết xót lại); (ii) Trung Quốc là chiến sĩ tuyến đầu trong trận chiến toàn thế giới chống dịch (với việc tự xây dựng hình ảnh lãnh đạo thế giới đầy nghĩa hiệp, gửi hàng cứu trợ khắp năm châu bốn bể, và đặc biệt Trung Quốc tận dụng mọi lời khen hoặc có ý khen ngợi thành tích chống dịch đối với Trung Quốc từ phía chuyên gia nước ngoài (WHO) để đánh bóng hình ảnh của mình); (iii) và nghi vấn nguồn gốc của vi rút corona có thể không đến từ Vũ Hán như thế giới vẫn nghĩ.
Cụ thể hơn về “trò con bò” của Trung Quốc
Viện Chính sách Chiến lược Úc (ASPI) cũng có một nghiên cứu cụ thể hơn về cách chơi “trò con bò” của Trung Quốc để tìm hiểu và trả lời câu hỏi: “Các đơn vị tuyên truyền cấp 1 truyền tải ý chí (thông điệp) của đảng cầm quyền như thế nào?”. ASPI nghiên cứu nội dụng tweets của các đơn vị tuyên truyền cấp 1 trong thời gian 01 tuần, từ ngày 8 đến 15 tháng 4, và cũng nhận ra xu hướng chính của nhóm này là truyền tải thông điệp theo chỉ thị. Các chỉ thị cho tuần này bao gồm việc: (i) bảo vệ hình ảnh WHO trong khi tổ chức này đang chịu nhiều tai tiếng về khả năng “đi đêm” với Trung Quốc để giấu dịch giai đoạn đầu; (ii) tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền theo hướng chế độ độc tài Trung Quốc đã chống dịch hiệu quả hơn chế độ dân chủ phương Tây (bằng các biện pháp tự tạo hình ảnh quen thuộc như quảng cáo tinh thần trợ giúp nghĩa hiệp của Trung Quốc ở châu Phi; sử dụng ý kiến khen ngợi của các chuyên gia y tế, chính trị gia nước ngoài và người nước ngoài đang sống ở Trung Quốc về thành quả chống dịch của Trung Quốc; và hạ thấp các nỗ lực của các nước phương Tây, đặc biệt là Mĩ); (iii) chiến dịch “đánh hội đồng” Đài Loan và bảo vệ hình ảnh Tổng giám đốc WHO – Tedros.
ASPI nhận ra cách thức truyền tải thông điệp theo chỉ thị của nhóm tuyên truyền cấp 1 này là (i) sử dụng các tài khoản (thật) cấp cao, (như tài khoản của đại sứ quán, nhân viên bộ ngoại giao, lãnh sự…) để truyền tải thông điệp; và (ii) sử dụng các tài khoản vệ tinh (followers – dư luận viên – cả thật và giả mạo) để khuếch tán sự lan truyền (chia sẻ, đăng lại). Ví dụ, trong thông điệp bảo vệ hình ảnh của WHO. Trung Quốc lựa chọn vai trò của WHO ở châu Phi để phát tán những thông tin tích cực về vai trò của nó, hashtag – #OMS (phiên bản tiếng Pháp của WHO ở châu Phi) được sử dụng thường xuyên, và là 1 trong 20 hashtags được sử dụng nhiều nhất trong tuần. Và những thông tin này được phát đi nhiều nhất từ những tài khoản cấp cao của nhân viên Bộ ngoại giao là Hua Chuying và Lịian Zhao (phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc). Tương tự với chiến dịch “đánh hội đồng Đài Loan và bảo vệ Tedros”. Một hệ thống khoảng 65 tài khoản được cho là cư dân mạng Đài Loan đã tự đại diện cho người dân Đài Loan tweet “xin lỗi và mong sự tha thứ của Tedros” với “hành động đáng xấu hổ của Đài Loan” cùng hashtag – #saysrytoTedros@WHO, sau khi Tedros cáo buộc Đài Loan phân biệt chủng tộc với mình. Chỉ trong vòng chưa đầy một ngày, trước khi bị phát hiện và ngăn chặn bởi Cục điều tra Đài Loan, 60% của hệ thống 65 tài khoản đặc biệt này đã tweet hơn 100 lần lời xin lỗi Tedros dựa trên ý chí của người dân Đài Loan. Và, điều thú vị là, những tài khoản này lúc đầu đăng tweet bằng tiếng Trung giản thể (được dùng ở Trung Quốc đại lục), nhưng sau đó được chuyển sang các kí tự truyền thống (được dùng ở Đài Loan).
Tìm hiểu một chút về “trò con bò” của Trung Quốc để thấy rằng, Trung Quốc đang chơi một cách bài bản khắp thế giới, nên, đấu tranh thực sự với Trung Quốc còn khó, chứ không nói chuyện đấu tranh nửa vời lúc thì “nước lạ”, lúc lại “nước ngoài”, vài hôm sau lại “ông anh tốt”, ba hôm sau lại “Trung Quốc ngang ngược” như kiểu của Việt Nam hiện nay.
Doan Nguyen